Nguy hiểm của việc phơi nhiễm khí HCN trong công tác PCCC

July 11, 2024 by
Nguy hiểm của việc phơi nhiễm khí HCN trong công tác PCCC
Giải pháp MaxSolution

Khi người lính cứu hoả lao vào ngọn lửa, anh phải đối mặt với những nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng của mình. Chỉ với chút bất cẩn, ngọn lửa, khói và sức nóng có thế dẫn đến những hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, sau khi khống chế được ngọn lửa, người lính cứu hoả chuyển sang giai đoạn làm việc với hiện trường. Lúc này, người ta thường chủ quan và mất cảnh giác với những mối nguy hiểm nghiêm trọng từ những loại khí độc vô hình trong môi trường đó.

Có những chất độc tồn tại với nồng độ đáng báo động sau những đám cháy đã được dập tắt. Nhưng hầu hết lính cứu hoả không được trang bị máy dò khí cầm tay khi làm việc. Họ có thể không biết sự nguy hiểm đang rình rập, tháo mặt nạ thở SCBA không đúng lúc và hít phải khí độc.

Khói lửa là hỗn hợp các độc tố phức tạp, trong đó HCN (Hydro Xyanua - tiếng Anh Hydrogen cyanide) là một trong những chất phổ biến và nguy hiểm nhất. Người ta thường biết đến carbon monoxide (CO) nhiều hơn nhưng HCN là anh em sinh đôi cùng với CO với mức độc hại như nhau và nếu kết hợp cùng nhau sẽ nhanh chóng gây tử vong.

Hydro Xyanua là chất không màu ở thể lỏng hoặc khí màu xanh nhạt. Nó có mùi hạnh nhân đắng. Chất này đặc biệt nguy hiểm vì tác dụng gây độc / gây ngạt cho tất cả sự sống cần oxy để tồn tại. HCN kết hợp với các enzyme trong mô liên quan đến quá trình oxy hóa tế bào. Điều này có nghĩa là chúng làm vô hiệu hoá oxy gây tử vong do ngạt. Khi loại bỏ được HCN trong cơ thể, nếu người bị độc chưa rơi vào tình trạng tử vong thì có thể phục hồi được các chức năng bình thường. Đây cũng là chất gây nổ, với mức IDLH: 50 ppm / 30 min (OSHA), LEL 5,6%

Xem thêm về khí CO : https://tinyurl.com/shjj84n

Trước kia, HCN không phải là chất độc được lưu tâm sau các vụ hoả hoạn. Nhưng ngày nay, khi vật liệu tổng hợp bắt đầu thay thế vật liệu tự nhiên trong xây dựng, HCN đã phổ biến hơn. Khi bị đốt nóng, các sợi và chế phẩm từ dầu mỏ sản sinh ra HCN ở mức độ không nhìn thấy được bằng mắt thường.

> Phơi nhiễm khí HCN nguy hiểm như thế nào?

Viện Sức khỏe và An toàn Lao động Quốc gia (NIOSH) đã xác định rằng ở nồng độ 50 ppm, HCN có thể gây mất an toàn cho con người, ngay lập tức nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe (immediately dangerous to life and health - IDLH). Nhưng ngay cả ở mức độ thấp hơn nhiều, khí này cũng gây ảnh hưởng sức khỏe lâu dài. Với nồng độ 4,7 ppm, nên hạn chế tiếp xúc trong 15 phút mỗi ngày.

Sau một vụ hoả hoạn, người lính cứu hoả thường có cảm giác đau đầu, đau họng và buồn nôn. Ít người nghĩ tới những triệu chứng này là do hít phải khí độc. Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, các triệu chứng ban đầu của ngộ độc xyanua bao gồm chóng mặt, thở nhanh, buồn nôn, nôn, cảm giác co thắt cổ và nghẹt thở, bối rối, bồn chồn và lo lắng.

Mặc dù phơi nhiễm HCN với nồng độ thấp không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng nó sẽ gây những hậu quả lâu dài cho sức khoẻ con người. Mỗi lần tiếp xúc, khí độc có thể phá hỏng dần các tế bào, tim, não và hệ thần kinh, đặc biệt gây thoái hoá các cơ quan trong cơ thể.

Do đó, việc theo dõi nồng độ khí trong quá trình làm việc với các đám cháy đã dập tắt là điều cần được lưu tâm.

> Vậy khi nào có thể tháo mặt nạ thở SCBA?

Hiểu được nguy hiểm của khí HCN và các khí độc hại khác trong môi trường làm việc, người lính cứu hoả cần biết khi nào họ được tháo mặt nạ thở SCBA là an toàn.

Giải pháp an toàn nhất là luôn đeo SCBA trong quá trình làm việc. Thiết bị này nặng nề, gây nóng nực và hạn chế thao tác làm việc. Nhưng xét về khía cạnh an toàn bảo vệ sức khoẻ và tính mạng, việc bỏ qua những khó khăn đó để duy trì thiết bị này trong suốt quá trình làm việc với đám cháy là điều có thể làm được.

Bên cạnh đó, việc trang bị thêm máy dò khí cầm tay theo dõi nồng độ khí trong quá trình làm việc với đám cháy đã tắt cũng là cần thiết. Ngoài các cảm biến carbon monoxide (CO) và hydro cyanide (HCN), các sở cứu hỏa thường sử dụng các giới hạn nổ thấp hơn (LEL), oxy (O2), carbon monoxide (CO) và hydro sulfide (H2S). Đối với các loại máy dò đa khí, #RAEsystems có nhiều lựa chọn các cảm biến bổ sung, vì vậy bạn có thể chọn những cảm biến phù hợp nhất với các mối nguy hiểm trong môi trường làm việc.

>> Loạt bài về ngạt khí và các loại khí gây ngạt/khí độc :

https://www.facebook.com/dlvcorp/posts/1391997617632744

https://www.facebook.com/dlvcorp/posts/1390909654408207

https://www.facebook.com/dlvcorp/posts/1393119677520538

https://www.facebook.com/dlvcorp/posts/1394224597410046

>> Tham gia nhóm ATSK Cộng Đồng cùng #DLVCorp :

https://www.facebook.com/groups/1320493884824366/


Share this post