CUỘC ĐUA CỦA NHỮNG CUỘC CHIẾN TRANH MỚI LÀ Ở ĐÁY BIỂN SÂU

December 19, 2024 by
CUỘC ĐUA CỦA NHỮNG CUỘC CHIẾN TRANH MỚI LÀ Ở ĐÁY BIỂN SÂU
Đỗ Bình Dương

Máy bay không người lái (drone) đã làm một cuộc cách mạng thay đổi các trận chiến trên bầu trời.

Và nay, các công ty quốc phòng cũng như hải quân các nước đang kỳ vọng rằng các cỗ máy tự động drones cũng có thể làm những điều tương tự dưới nước.


Một trong những drones dưới nước được sử dụng nhiều nhất là Ghost Shark, Herne và Manta Ray. Chúng có thể lặn sâu hàng nghìn mét và phần lớn hoạt động không cần sự điều khiển bởi con người trong nhiều ngày liên tục. Khả năng đó đã khiến chúng trở thành một công cụ nhằm thu thập thông tin tình báo, bảo vệ cơ sở hạ tầng dưới nước và chống lại những mối đe dọa tiềm tàng ở Thái Bình Dương.

“Đây là một thời điểm thuận lợi cho những phương tiện này”, Cynthia Cook, một nghiên cứu viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế. “Tàu ngầm rất tuyệt vời nhưng chúng lại rất đắt tiền”


Phát triển công nghệ không phải là một cuộc đua dễ dàng. Như được biết, việc duy trì liên lạc dưới nước gặp nhiều trở ngại hơn so với trên trời. Chưa nói đến điều kiện dưới đại dương còn có thể vô cùng khắc nghiệt.


Nhưng drones dưới đáy đại dương không phải là vấn đề mới. Nó đã được các nhà nghiên cứu và các công ty năng lượng ngoài khơi sử dụng trong nhiều thập kỷ. Nổi tiếng nhất là trường hợp Titanic được tìm thấy năm 1985 bởi một chiếc thuyền lặn dưới nước, Hải quân cũng đã sử dụng những chiếc tàu nhỏ điều khiển từ xa từ lâu cho mục đích rà phá bom mìn và các nhiệm vụ khác.


Boeing dự kiến sẽ giao năm chiếc tàu ngầm không người lái siêu lớn Orca cho Hải quân Mỹ vào cuối năm tới. Với chiều dài lên tới 85 feet, Orca có thể di chuyển tương đương gần 7.500 dặm mà không cần quá nhiều sự can thiệp của con người.


Đô đốc Lisa Franchetti - người đứng đầu hoạt động hải quân, cho biết “phát triển các hệ thống robot và tự điều khiển là một trong những ưu tiên hàng đầu của Hải quân Mỹ về việc chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh có khả năng nổ ra với Trung Quốc.”


“Hệ thống không người lái có tiềm năng rất lớn để nhân sức mạnh chiến đấu của chúng ta lên rất nhiều lần”, Đô đốc nói.


Các máy bay không người lái dưới nước khác bao gồm Herne của BAE Systems và Manta Ray của Northrop Grumman, có hình dạng tương tự như loài cá dẹt khổng lồ.


Pháp, Hàn Quốc và Đức cũng đang nghiên cứu các loại tàu không người lái ở dưới nước mới. Bên cạnh đó, Ukraine cũng đang thử nghiệm tàu ngầm không người lái dưới nước mang bí danh là Marichka.


Một yếu tố hỗ trợ sự phát triển của các loại drone mới này là công nghệ tngày càng phát triển, với pin có tuổi thọ lâu hơn, cảm biến chính xác hơn và các thiết bị nhỏ gọn, tiện lợi hơn. Những cải tiến này giúp tàu có thể tự điều khiển tốt hơn, đi được quãng đường xa hơn và làm được nhiều việc hơn.


Chúng ta có thể thấy, Trung Quốc đã xây dựng một hạm đội hải quân hùng mạnh nhất thế giới và sở hữu những tàu ngầm không người lái khổng lồ.


Ở Châu Âu, các vụ cáp quang bị đứt đã làm dấy lên nỗi lo ngại rằng Nga và các nước khác đang nhắm vào các đường ống dẫn khí hay đường truyền dữ liệu dưới đáy biển. Gần đây, tổ chức NATO đã tiến hành một cuộc tập trận ngoài khơi bờ biển Phần Lan, trong đó có sử dụng drone dưới nước để bảo vệ cơ sở hạ tầng dưới biển.


Hải quân ở các nước Châu Âu ngày càng thu hẹp phạm vitrong khi Mỹ gặp khó khăn trong việc chế tạo tàu đúng hạn. Hải quân Hoàng gia Anh, từng là hải quân lớn nhất thế giới, hiện chỉ còn trên dưới 20 tàu khu trục và tàu hộ (10 tàu ngầm)


Hải quân Anh đang phải “vật lộn để làm mọi thứ theo cách họ muốn”. Tim O’Neill, giám đốc phát triển kinh doanh tại bộ phận dịch vụ hàng hải của BAE, cho biết. “Đây là nơi mà sự tự chủ xuất hiện.”


Herne của BAE được thiết kế dựa trên drone dưới nước đã được sản xuất cho ngành năng lượng bởi Cellula Robotics, một công ty Canada. BAE đã trang bị các hệ thống máy tính, camera và cảm biến cho phép tàu hoạt động tự động cũng như thu thập và phân tích thông tin tình báo.


Herne, trông giống như một tàu ngầm mini, tự điều hướng mình trên biển bằng cách sử dụng các cảm biến để nhận định môi trường xung quanh với bản đồ được định sẵn. Nó phân tích các tàu mà nó nhìn thấy bằng cách so sánh chúng với cơ sở dữ liệu, cho phép nó phân biệt giữa tàu quân sự và dân sự. Dữ liệu thu thập được có thể truyền qua một cột buồm dạng kính tiềm vọng nhô lên từ lưng của nó.


Gần đây trên bờ biển phía nam nước Anh, Herne thế hệ mới có trọng tải 8 tấn và dài 40 foot được hạ thủy xuống nước trước khi nó khởi hành nhiệm vụ huấn luyện đã được lập trình sẵn. Trong một cuộc thử nghiệm, Herne đã nổi lên mặt nước và nhanh chóng định vị chính xác hai tàu hải quân và lặng lẽ lặn xuống biển.


"Sử dụng drone dưới nước để thực hiện giám sát thường xuyên, khi ấy người ta không cần trang bị các tàu ngầm đắt tiền và dễ gây rủi ro cho thủy thủ đoàn", O’Neill, một cựu sĩ quan Hải quân Hoàng gia Anh, cho biết. Chưa nói đến, với Kích thước nhỏ của mmình cho phép nó hoạt động ở khu vực nước nông.


BAE đã phát triển Herne trong 11 tháng và đặt mục tiêu đưa tàu chiến đấu sẵn sàng trong vòng một năm rưỡi tới.


Pin của Herne có thể kéo dài tận 3 ngày. Cellula đang thử nghiệm pin fuel cell Hydro có thể cho phép tàu hoạt động trong 45 ngày và đi được khoảng 3.000 dặm - khoảng cách gần như từ Ireland đến New York.


Mặc dù Herne được thiết kế chủ yếu để trinh sát nhưng BAE đang khám phá việc bổ sung ngư lôi và mìn.


Việc trang bị những khả năng gây sát thương có thể làm dấy lên những lo ngại về đạo đức. Các quy tắc giao chiến của phương Tây khẳng định rằng phải có một người kquyết định trong chuỗi xác nhận tấn công có tính sát thương.


O’Neil của BAE cho biết Herne chỉ sử dụng vũ lực gây sát thương khi có được sự chỉ định của con người.


Giao tiếp với drone dưới nước sẽ có nhiều trở ngại hơn so với máy bay không người lái trên không vì sóng vô tuyến không thể truyền qua nước sâu. Tuy nhiên, các tàu có thể nổi lên mặt nước để nhận được sự hướng dẫn.


Mặc dù rẻ hơn tàu ngầm vốn tốn hàng tỉ đô la nhưng các drone dưới nước này đắt hơn và khó sản xuất hơn hầu hết các thiết bị tương tự của Ukraine.


Ví dụ, Hải quân Mỹ ban đầu đã đồng ý trả khoảng 379 triệu đô la cho năm chiếc Orca và một nguyên mẫu thử nghiệm nhưng đến năm 2022, dự án đã bị chậm tiến độ và chi phí đã tăng lên 620 triệu đô la. Theo Văn phòng Kế toán Chính phủ Mỹ (GAO). Một báo cáo của GAO nêu rõ những thách thức với pin và khó khăn trong việc bảo dưỡng vật liệu. Boeing cho biết bất kỳ chi phí nào vượt quá hợp đồng sẽ đều do công ty chịu.


Các tàu phải chịu được áp lực lớn dưới nước sâu và phải hoạt động ổn định ngoài biển - nếu có vấn đề gì xảy ra, sẽ không có nhân viên trên tàu để sửa chữa.


“Đại dương quả là một môi trường thật sự khắc nghiệt” Duane Fotheringham, chủ tịch của Huntington Ingalls Industries, một nhà sản xuất drones dưới nước.Ông cho biết “Gửi thứ gì đó xuống đại dương sâu thẳm cũng giống như gửi thứ gì đó lên không gian”




Start writing here...

Share this post